Thông tin bộ y tế cho thấy gần đây xuất hiện một số ca tử vong do bạch hầu. Chính vì căn nguyên được gây ra bởi các vi khuẩn nên ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thế nhưng, không phải ai cũng có đủ kiến thức để ngăn ngừa và bảo vệ bản thân trước dịch bệnh này. Vì thế, hãy cùng Hóng Drama tìm hiểu một số thông tin quan trọng ngay sau đây nhé!
Bệnh bạch hầu là gì, có nguy hiểm hay không?
Bạch hầu (Diphtheria) là tình trạng cơ thể bị nhiễm khuẩn cấp tính ở đường ống thở hay vùng mũi. Từ đó gây ra một lớp màng màu xám khiến người bệnh không thể trao đổi oxy dẫn đến tắc nghẽn. Một khi mắc bệnh này, có thể chảy máu mũi, gây liệt cơ, viêm cơ tim và nặng nhất là tử vong.
Đây là căn bệnh có thể được ngăn chặn bởi chủng ngừa, thế nhưng vắc xin hiện vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy có thuốc đặc trị, song trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, căn bệnh này vẫn gây ra ảnh hưởng tiêu cực lên tim, thận cũng như thần kinh của bệnh nhân. Hiện tại Việt Nam ghi nhận tỷ lệ tử vong do bạch hầu lên đến 15%.
Ghi nhận bệnh nhân tử vong do bạch hầu mới nhất
Theo thông tin mới nhất của bộ y tế, một nữ sinh ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã tử vong do bạch hầu kèm theo 119 người được cách ly để theo dõi. Đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An (CDC) cho biết nạn nhân mất vào ngày 5/7 sau khoảng gần 10 ngày nhiễm bệnh. Đây cũng là ca bệnh đầu tiên tại tỉnh này trong năm nay.
Được biết trong 119 người được cách ly, có 7 người tiếp xúc gần với người bệnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Kỳ Sơn. Những người này đang được điều trị bằng kháng sinh trong 7 ngày cũng như theo dõi tình hình vào 14 ngày tiếp đó. Ngoài ra, cơ quan địa phương phối hợp với bộ y tế cũng tích cực quan sát nguy cơ lây lan đồng thời triển khai tiêm bù vắc xin phòng chống bạch hầu.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu được gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium Diphtheriae. Chủng khuẩn này thường hoạt động ở gần da hoặc cổ họng, tạo nên các độc tố gây hại cho mô biểu bì và hô hấp. Bên cạnh đó, căn bệnh này có nhiều con đường lây lan, cụ thể như sau:
Giọt nước bắn có chứa vi khuẩn
Khi người bệnh ho, hắt hơi hay khạc nhổ có thể bắn vi khuẩn ra ngoài. Những người xung quanh vô tình hít phải khả năng cao sẽ bị nhiễm khuẩn trực tiếp thông qua đường hô hấp.
Đồ vật chứa vi khuẩn
Nếu một người chạm vào vật dụng chứa vi khuẩn Corynebacterium Diphtheriae có thể mang theo mầm bệnh gây hại trong người. Bên cạnh đó, trong quá trình xử lý các đồ dùng cá nhân của bệnh nhân tử vong do bạch hầu như khăn mặt, chén, cốc,… Nếu không cẩn thận sẽ gây ra nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao cho những người xung quanh.
Đụng vào vết thương người bệnh
Các vết thương của bệnh nhân cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh bạch hầu. Nếu vô tình chạm vào hoặc tiếp xúc với quần áo dính máu nhiễm trùng, bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc Diphtheria.
Các phương pháp hạn chế tử vong do bạch hầu
Khi đã có kết quả xét nghiệm bạch hầu, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể bạn phải tự giác cách ly và tiến hành một số biện pháp sau đây!
Dùng kháng sinh diệt khuẩn
Các loại kháng sinh có khả năng điều trị bạch hầu được biết là penicillin hoặc erythromycin. Hai loại này có tác dụng trong việc ức chế vi khuẩn Diphtheria ở trên da, hệ hô hấp và một số bộ phận khác. Không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần thăm khám cũng như dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Tiêm thuốc kháng độc tố bệnh bạch hầu
Kháng độc tố thường được các bác sĩ kê đơn để trung hòa độc tính của chủng vi khuẩn Diphtheria. Từ đó, hạn chế khả năng tổn thương các bộ phận trên cơ thể. Đặc biệt, phương pháp này được ưu tiên sử dụng cho bệnh bạch hầu do đường hô hấp.
Chú ý chữa trị vết thương nhiễm trùng
Để hạn chế tử vong do bạch hầu, việc điều trị vết thương nhiễm trùng là hết sức cần thiết. Bệnh nhân một khi có hiện tượng xuất huyết sẽ gây nhiễm bệnh cho người khác qua việc tiếp xúc. Chính vì thế bạn nên chú ý sát khuẩn một cách cẩn thận.
Quá trình điều trị căn bệnh này thường diễn ra từ 2-3 tuần. Những vết loét ngoài da do bạch hầu có thể lành lại trong vòng 2-3 tháng, tuy nhiên có thể để lại vết sẹo.
Kết luận
Tử vong do bạch hầu là tình trạng nguy hiểm không thể xem nhẹ. Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người những thông tin cơ bản và cần thiết về căn bệnh cũng như những phương pháp điều trị đúng đắn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngại để lại bình luận để được Hóng Drama giải đáp sớm nhất nhé!