Ung Thư Di Căn Không Kể Tuổi Tác – Trải Nghiệm Di Căn Của Mẹ Đơn Thân

Ung thư di căn vốn dĩ là một thuật ngữ dùng trong y tế. Căn bệnh quái ác này được biết khi phát hiện ra ở trạng thái này thường được xem là “án tử” cho bệnh nhân. Tuy nhiên trên thực tế dưới góc nhìn chuyên môn thì sẽ có nhiều phương án trị liệu khác nhau.Một bà mẹ đơn thân mắc ung thư tuyến tụy gửi lời kêu gọi tới mọi người cảnh giác với những dấu hiệu từ chính câu chuyện của mình. Cùng khám phá nội dung bài viết này của Hóng Drama và tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này và câu chuyện thực tế của Claire.

Câu chuyện của mẹ đơn thân mắc ung thư ở tuổi 42

Claire Blair là một bệnh nhân được chuẩn đoán ung thư từ năm 2022. Lúc này cô chỉ mới 42 tuổi, sau khi thăm khám bác sĩ cũng những dấu hiệu rất thông thường, cô thực sự không nghĩ đến việc mình bị mắc ung thư. Ung thư di căn từ tụy qua gan. 

Có lẽ đối với một bà mẹ việc khó khăn nhất không phải là đối diện với mình hay căn bệnh mà chính là nói tình trạng bệnh lý của bản thân cho những đứa con. Nhất là cô lại là một bà mẹ đơn thân. Cô đang chia sẻ với mọi người những gì mình từng gặp phải và mong bạn đọc sẽ cảnh giác với sức khỏe của bản thân hơn.

Claire và hai con của mình

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư di căn

Tùy vào vị trí nguyên phát của bệnh, trong trường hợp của Claire, dấu hiệu đầu tiên cô nhận thấy ở mình đó là giảm cân rất nhanh. Tiếp đó cô bị đau bụng và táo bón. Sau nhiều xét nghiệm các bác sĩ phát hiện cô bị ung thư tuyến tụy và đang phát triển rất nhanh.

Bà mẹ chia sẻ, những cơn đau bụng dai dẳng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cô gặp phải. Dù sử dụng bao nhiêu thuốc ức chế thì cơn đau không hề suy giảm.

Theo thống kê của của nước Anh, căn bệnh này ảnh hưởng đến 10.500 người dân tại quốc gia này mỗi năm.  Mặc dù có thể điều trị tuy nhiên việc phát hiện sớm là yếu tố quan trọng quyết định điều này. Nếu chuẩn đoán muộn, khoảng 50% bệnh nhân sẽ tử vong sau khi phát bệnh 3 tháng.

Hành trình điều trị ung thư di căn của Claire

Khi phát hiện, tình trạng bệnh của cô đã di căn tới gan. Chính vì vậy cơ hội phẫu thuật của cô không còn. Do đó phác đồ điều trị của cô là hóa trị vô cùng mệt mỏi. Với tần suất 2 tuần/ lần liên tiếp trong 4 tháng sức khỏe của cô bị sa sút trầm trọng.

Tưởng chừng có thể nhẹ nhàng khi 05/2023 cuộc thăm khám cho thấy ung thư đã biến mất. Tuy nhiên chỉ vào tháng 02/2024 kết quả xét nghiệm lại cho thấy những tế bào ung thư lại xuất hiện trở lại.

Các bác sĩ đã lên tiếp phác đồ điều trị để cô tiếp tục đợt hóa trị mới. Tuy nhiên cô đã có những phản ứng tồi tệ với thuốc, bởi vậy nghĩ lại vẫn rất bàng hoàng, sợ hãi.

Hiện nay, bà mẹ đơn thân đang tiếp nhận các viên thuốc hóa trị để ức chế sự phát triển của các khối u. Tuy nhiên tình hình vẫn không khả quan khi không thể chắc chắn được hiệu quả của chúng.

Cô đã chấp nhận tình trạng bệnh của mình và dành nhiều thời gian cho con

Từ câu chuyện của bản thân và lời khuyên cho mọi người

Đối với Claire, đây là điều rất tồi tệ khi cô còn có những đứa con cần chăm sóc. Chia sẻ câu chuyện của mình tới mọi người để mong muốn tất cả đều có nhận thức tốt hơn về sức khỏe cũng như ung thư đặc biệt là ung thư di căn.

Cô chia sẻ, đầu là căn bệnh nguy hiểm, tốn nhiều chi phí chữa trị, khi có triệu chứng nào bạn hãy kiểm tra ngay để phát hiện sớm nhất. Ngoài các hoạt động truyền bá nhận thức về căn bệnh này, cô dành phần lớn thời gian cho hai con của mình.

Ung thư di căn là gì?

Ung thư di căn được hiểu đơn giản là trạng tác các tế bào ung thư ở một vị trí ban đầu nào đó trên cơ thể xâm lấn tới các cơ quan khác.  Vì vậy các tế bào di căn sẽ cùng loại với ung thư nguyên phát (vị trí bệnh ban đầu). Ví dụ bệnh nhân vị ung thư dạ dày di căn đến gan, ruột, thận,…

Các tế bào ung thư di căn sẽ phát triển như thế nào?

Theo nguyên tắc, các tế bào sẽ phát triển từ vị trí ban đầu và di chuyển, xâm lấn đến những bộ phận khác trên cơ thể theo 3 cách:

  • Xâm lấn trực tiếp: Cách này khối u sẽ xâm lấn tới các bộ phận, cấu trúc cơ thể gần đó. Ví dụ như ung thư mật di căn qua gan.
  • Qua đường máu: Các tế bào ung thư sẽ theo đường máu từ vị ban đầu xâm lấn tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
  • Qua đường bạch huyết: Các tế bào ung thư theo hệ bạch huyết tự động tách khỏi vị trí đầu để di chuyển theo vào các bộ phận khác. Hệ bạch huyết là các cơ quan, mô sản xuất, lưu trữ cũng như đưa các tế bào bạch cầu chống lại tình trạng nhiễm trùng hoặc những bệnh khác.

Các giai đoạn di căn của tế bào ung thư

Dựa vào hệ thống phân đoạn TNM thì các giai đoạn ung thư sẽ được xác định chi tiết dưới góc nhìn chuyên môn. Tuy nhiên, đối với nhiều loại ung thư sẽ được phân chia thành 5 giai đoạn như sau:

  • Gđ 0: Xuất hiện các tế bào bất thường, không xâm lấn. Tức chúng không phải tế bào ung thư nhưng có thể phát triển thành ung thư.
  • GĐ 1, 2, 3: Có tế bào ung thư, giai đoạn cao thì kích thường càng lớn và khả năng xâm lấn càng cao.
  • GĐ4: Ung thư di căn.
Ung thư thường sẽ phát triển theo 4 giai đoạn

Ung thư di căn tới những vị trí nào?

Theo nguyên tắc di căn của ung thư thì chúng có thể xâm lấn tới bất kỳ bộ phần nào của cơ thể. Tuy nhiên theo nghiên cứu và thống kê của y học thì chúng sẽ xu hướng di căn đến các vị trí cụ thể như sau:

Vị trí nguyên phát Xu hướng di căn
Bàng quang, tuyến giáp Phổi, gan, xương
Não, gan, phổi, xương
Phổi, Thận Thượng thận, não, xương, phổi, gan, phổi bên cạnh
Trực tràng, dạ dày, đại tràng, tụy, buồng trứng Gan, phúc mạc, phổi
Tử cung Gan, phúc mạc, phổi, xương, âm đạo
Tế bào hắc tố Não, da, cơ, gan, phổi, xương

Ung thư di căn có dấu hiệu như thế nào?

Một điều mà bạn cần biết là không phải lúc nào các tế bào ung thư di căn phát triển cũng có những triệu chứng. Vì thế dấu hiệu để chúng ta biết được thì còn phụ thuộc vào vị trí nguyên phát của khối u. Tuy nhiên khi cảm thấy có một trong các dấu hiệu dưới đây bạn nên đi kiểm tra ngay:

  • Đau và có thể bị gãy xương đột ngột không rõ lý do => khả năng di căn đến xương
  • Co giật, nhức đầu, liệt nửa người, chóng mặt => khả năng di căn đến não.
  • Đau ngực, khó thở, ho không dứt => di căn phổi.
  • Da vàng, bụng to => di căn gan,…
Tình trạng di căn khi bị ung thư không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác

Ung thư di căn có chữa khỏi hẳn được không?

Về cơ bản ung thư vốn dĩ đã rất khó chữa vì thế di căn càng khó hơn. Đa phần, các bác sĩ đều lắc đầu khi gặp bệnh án này, mục tiêu điều trị không thể khỏi hoàn toàn mà là ức chế, làm chậm việc các tế bào phát triển kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Các phương pháp sử dụng bao gồm như xạ trị, hóa trị, phẫu thuật, sinh học, chăm sóc giảm nhẹ, đốt sóng cao tần,… Việc lựa chọn áp dụng phương pháp điều trị còn phụ thuộc tình hình thực tế của mỗi bệnh nhân.

Phòng ngừa ung thư di căn có thể hay không?

Sau khi phát hiện bệnh ung thư ở các giai đoạn 1, 2, 3 thì hoàn toàn có thể phòng ngừa việc các tế bào di căn.  Đây được xem là phương pháp hỗ trợ, làm giảm kích thước các khối u và hạn chế khả năng di căn của chúng. Các phương pháp đang được áp dụng trong y tế hiện nay sau phẫu thuật như hóa trị, liệu pháp miễn dịch, điều trị nội tiết,…

Lời kết

Claire không phải là một trường hợp hiếm gặp. Việc phát bệnh ung thư di căn không thể nói trước điều gì. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên duy trì lối sống khoa học để hạn chế các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó là thăm khám thường xuyên, phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Hóng Drama đã chia sẻ đến bạn những nội dung quan trọng về căn bệnh này qua nội dung trên. Hy vọng chúng ta luôn có một cơ thể khỏe mạnh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *